Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Pháp Luân Công

Pháp Luân Công


Pháp Luân Công , hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Cốt lõi môn tập là việc tu sửa tâm tính bản thân dựa trên nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren), đặc tính tối cao của vũ trụ. Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Môn tập hoàn toàn miễn phí, các động tác được những học viên hướng dẫn tình nguyện tại điểm luyện công. Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân, và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp
Lch s
Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thế hệ chỉ với duy nhất một người đệ tử. Ngày 13-5-1992, Ông Lý Hồng Chí đã bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra ngoài xã hội ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc với khoảng 180 người tham dự khóa giảng khi đó. Sau đó các học viên bắt đầu luyện công thành nhóm tại công viên. Tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công được chính thức công nhận là một công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc. Được cho phép truyền giảng trên toàn quốc. Ông Lý được công nhận là "khí công sư" bởi Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc.
Từ năm 1992 đến 1994, Ông Lý Hồng Chí giảng 54 khóa học Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc với số lượng tham dự từ vài trăm đến 6000 người mỗi lần. Các khóa học kéo dài 8 đến 10 ngày, với khoảng 1 giờ rưỡi cho giảng Pháp (các nguyên lý chỉ đạo việc tập luyện, và giữ gìn tâm tính của người học viên) và nửa giờ cho thực hành.
Vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu, Pháp Luân Công nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc chỉ bằng cách truyền miệng. Các học viên Pháp Luân Công với lợi ích sức khỏe và tinh thần thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã cống hiến rất nhiều cho xã hội, trở thành những người tốt mẫu mực, họ cũng góp phần giúp môn công pháp này được truyền rộng đi toàn quốc. Các điểm luyện công xuất hiện trên khắp các công viên tại Trung Quốc. Các cuốn sách về Pháp Luân Công được xuất bản: cuốn "Pháp Luân Công Trung Quốc" xuất bản tháng 4, năm 1993; tháng 1, năm 1995 sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản. Tại các điểm luyện công các học viên tình nguyện đảm trách hoạt động để quảng bá môn tập và hướng dẫn người mới tập miễn phí.
Tháng 3 năm 1995, Ông Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học bảy ngày ở Paris được tổ chức, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm ở Thụy Điển, và sang các nước khác. Từ đó Pháp Luân Công được truyền lan ra khắp thế giới.
Lợi ích sức khỏe và tinh thần mang lại cùng những nguyên lý uyên thâm, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công đã lên đến trên 70 triệu học viên theo ước tính của chính phủ Trung Quốc[5]. Cùng với số lượng không nhỏ người học là sự lo sợ hoang tưởng và ghen tỵ cá nhân từ Giang Trạch Dân - chủ tịch và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, đơn giản vì số học viên Pháp Luân Công đã vô tình vượt qua số Đảng viên Đảng Cộng Sản lúc đó là 60-65 triệu người. Một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp đã được phát động từ 10 tháng 6 năm 1999 bởi Giang Trạch Dân mặc dù các điều tra không tìm thấy một chứng cớ nào chứng tỏ "Pháp Luân Công tham gia chính trị và hay gây ảnh hưởng xấu". Chiến dịch dựa trên sự " bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể" đã gây tan vỡ hàng nghìn gia đình tại Trung Quốc.

Li ích sc khe và tinh thn

Lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công đến từ việc thực hành 5 bài công pháp và rèn luyện tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Nội hàm của nguyên lý này được giảng trong sách Chuyển Pháp Luân của Ông Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu, Ông Lý Hồng Chí yêu cầu người học viên phải vừa luyện động tác, và tu tâm thêm vào đó trong cuộc sống hằng ngày
Một cuộc nghiên cứu qui mô được thực hiện vào tháng 10 năm 1998 bởi đoàn chuyên viên y-tế tại Bắc Kinh. Bản trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại năm quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12,731 bản trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần. Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe.

Pháp Luân Công trên thế gii

Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và hơn 100 triệu người tập Pháp Luân Công. Các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra trên 38 thứ ngôn ngữ[9]. Pháp Luân Công đã giành được hơn 3000 giải thưởng và bằng khen[10]. Vào năm 2000, thông qua sự bàn bạc của Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp tại nhiều quốc gia khác nhau, ngày 13 tháng 5 đã được chọn là ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới”. "Luận Ngữ" lời mở đầu cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Anh của Ông Lý Hồng Chí được đưa vào sách dạy tiếng Anh tại trường Byreshawara ở Bangalore, Ấn Độ.
Pháp Luân Công trên thế giới không có tổ chức hành chính, cũng như tổ chức quản lý tài vật; không có danh sách đăng kí thành viên, không lễ nghi, phi tôn giáo, phi chính trị; người tham gia đến và đi một cách tùy ý. Người học viên được yêu cầu học các động tác và thực hành nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày. Tại nhiều quốc gia các Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp được lập ra để tổ chức các hoạt động như mở Pháp hội (các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và rèn luyện tâm tính của mình), hoặc các hoạt động để quảng bá Pháp Luân Công và nói rõ sự thật về cuộc đàn áp trên cơ sở lòng tự nguyện của các học viên tham gia.
Mặc dù ở Trung Quốc đại lục các học viên Pháp Luân Công vẫn bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp, luật sư bị ngăn cấm bào chữa.Ở Đài Loan học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện, và số lượng học viên rất đông. Ở khu tự trị Ma Cao, Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuy nhiên, có một số vụ việc như chính quyền không cho phép học viên thành lập những điểm nói rõ sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc tại những nơi tham quan du lịch, người ta nghi ngờ rằng có áp lực của ĐCS Trung Quốc phía sau.
Hiện nay, Pháp Luân Công vẫn đang bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp dã man từ năm 1999. Minh Huệ Net là hệ thống website đa ngữ chính thức của Pháp Luân Công. Website đăng các bài chia sẻ kinh nghiệm, các hoạt động của Pháp Luân Công trên toàn thế giới, và báo cáo tin tức về tình hình bức hại tại Trung Quốc. Năm 2012 ấn bản Minh Huệ Đa Ngữ đã được đăng và phiên dịch thành nhiều thứ tiếng để nói lên sự thật về Pháp Luân Công, và sự thật cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.
Cuc đàn áp ti Trung Quc
Sự kiện đàn áp
Pháp Luân Công đã là tiêu điểm của chú ý quốc tế kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma Cao  Hương Cảng). Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3.163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7.000 người đã bị hành hạ đến chết Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không cần xét xử.
Chính quyền cộng sản Trung quốc không thừa nhận là có trại cưỡng bức lao động (laogai). Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có một tổ chức gọi là "Laogai Research Foundation" đã thu thập tài liệu và có bằng chứng về sự hiện hữu của hệ thống đàn áp này
Vào ngày 6-7-2006, tại một buổi họp báo trên Parliament Hill, Ottawa, David Kilgour, nguyên Quốc Vụ Khanh phụ trách khu vực Châu Á Thái bình dương của Bộ Ngoại giao Canada và luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas, phát hành một bản báo cáo độc lập, sau hai tháng điều tra của họ và 18 dữ kiện, bằng chứng về việc tố cáo rằng các bộ phận nội tạng của các đệ tử Pháp Luân Công bị mổ cắp tại Trung Quốc để bán và ghép cho những người có nhu cầu và trả giá cao. Ông Matas tố cáo rằng việc mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công là một điều vô nhân đạo chưa bao giờ xảy ra trên Trái Đất
Nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc tế và các học giả đã xem sự ngược đãi này là vi phạm nhân quyền. Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng sự đàn áp này có động cơ chính trị và hạn chế các quyền tự do cơ bản
Các quan ngại đặc biệt đã được người ta nêu ra trong các bản báo cáo về sự tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp những người theo môn phái này ở Trung Quốc. Hạ viện Hoa Kỳ đã buộc tội Trung Quốc quấy rối công dân và những người dân Mỹ luyện tập Pháp Luân Công và đã thông qua nghị quyết 188 (đồng thuận theo tỷ lệ 420:0) kêu gọi Trung Quốc "ngừng các cuộc đàn áp và quấy rối những người luyện Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ". Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xửGiang Trạch Dân và những lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo ĐCS Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân của cuộc đàn áp được chấp nhận đó là sự ghen tị của Chủ tịch Giang Trạch Dân, vì số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên đến 100 triệu người. Như tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đã đưa ra vào năm 1999, “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, lúc đó Đảng Cộng Sản Trung Quốc có số thành viên khoảng 65 triệu. Các nguyên nhân khác:
·        Đàn áp Pháp Luân Công để đoạt lợi ích chính trị: Trong khi Trung Quốc chú trọng vào việc phát triển kinh tế, thì nhiều viên chức trong chính quyền chuyên môn trong việc tuyên truyền chính trị và đấu tranh tư tưởng bị lãng quên. Họ muốn dựa vào vu khống tạo lý do đàn áp Pháp Luân Công để đoạt được quyền lợi chính trị và được Giang Trạch Dân chú ý.
·        Sự xung đột ý thức hệ: Đảng Cộng Sản Trung Quốc vô thần trong lịch sử của mình đã luôn tìm cách áp đặt tư tưởng vô thần lên nhân dân Trung Quốc vốn có truyền thống tin vào Đạo giáo, Phật giáo và Nho Giáo. Trong những năm 1966-1976 "Đại cách mạng văn hóa" với đàn áp các nhóm tôn giáo và văn hóa truyền thống, đập phá đền chùa, gần như đã phá hủy tín ngưỡng tinh thần của người dân Trung Quốc. Việc Pháp Luân Công tin vào các giá trị Chân Thiện Nhẫn, vào "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", có sự tương đồng với văn hóa Thần truyền Trung Quốc đã làm cho Đảng nổi giận. Năm 1999, Tân Hoa Xã tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘Chân, Thiện và Nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.
·        Giải thích theo Cửu Bình: Cửu Bình một cuốn sách bình luận về chính bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cuốn sách đã nêu ra toàn bộ lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đàn áp nhân dân và đàn áp các nhóm tôn giáo, tinh thần, khí công để duy trì sự thống trị trong suốt quá trình thành lập đến nay.
Truy tố về tội diệt chủng
Ngày 18/11/2009 toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủngchống lại các học viên Pháp Luân Công. Các bị cáo bao gồm: Cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 - lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật trên toàn Trung Quốc, dẫn đầu chiến dịch bạo lực; Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng cộng sản Trung Quốc và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Các bị can có từ 4 đến 6 tuần để trả lời sau đó có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.
Quyết định của tòa án dựa theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát – nguyên tắc cho phép tòa án bất kỳ nước nào cũng có thể thụ lý những vụ án liên quan đến các tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra. Quyết định cũng dựa trên những báo cáo nhân quyền của tổ chức Ân xá quốc tế, tổ chức Quan sát nhân quyền, tổ chức sáng lập Luật nhân quyền và Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc , tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và có ảnh hưởng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét